DU LỊCH-GOLF

Ngành Du lịch Golf trước cơ hội phục hồi sớm

Cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đang có nhiều cơ hội đưa du lịch phục hồi sớm, trong đó, golf được coi là mũi nhọn đột phá của ngành công nghiệp không khói này.

“Thời gian tới, du lịch golf sẽ là thế mạnh của Việt Nam với những lợi thế cạnh tranh có thể vượt lên so với các nước trong khu vực”, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận định về tương lai phục hồi của ngành du lịch golf Việt Nam.

Sau thời gian bị hạn chế đi lại quá dài, nhiều du khách tìm kiếm những điểm đến thú vị, an toàn sau khi tiêm vaccine. Với những kinh nghiệm phòng, chống dịch tốt nhất thế giới, Việt Nam có lợi thế để đón làn sóng khách quốc tế mới, làm thoả mãn ‘cơn thèm’ du lịch của du khách.

Đây chính là cơ hội để Việt Nam phục hồi và phát triển trở lại dịch vụ du lịch, hàng không. Trong đó, du lịch golf được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế để hồi phục và phát triển.

Golf sẽ là ‘mũi nhọn’ của Du lịch Việt Nam

Trong khu vực, ngành du lịch Thái Lan đã đi tiên phong trong việc tạo ra sản phẩm độc đáo ‘golf quarantine’ (cách ly tại sân golf). Trong tháng 3 này, xứ Chùa Vàng đã bắt đầu đón đoàn khách Hàn Quốc đầu tiên theo chương trình này. Mỗi du khách chi trả trung binh 2.240 USD (chưa gồm vé máy bay) cho tour du lịch này trong 15 ngày tại CLB Artitaya Country Club, tỉnh Nakhon Nayok.

Trong thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, rất khó để chơi golf tại Hàn Quốc cũng như nhiều thị trường lớn khác, do đó cơ hội cho những điểm đến an toàn đón khách chơi golf là rất lớn. Khách du lịch mong muốn giảm bớt ngày cách ly và được phép thỏa mãn đam mê golf trong khu vực nhất định.

Ông Vũ Thế Bình – PCT thường trực HH Du lịch Việt Nam, đóng góp ý kiến trong Hội thảo ‘Giải cứu golf trong đại dịch Covid-19’

Golf là thị trường rất tiềm năng của du lịch Việt Nam. Đặc trưng của thị trường golf khác với du lịch thông thường, đó là tỷ lệ du khách sẽ quay lại nhiều lần. Ngoài ra, đối tượng của loại hình du lịch này có khả năng chi trả cao cho dịch vụ khách sạn, nhà hàng cao cấp…

Năm 2019, Việt Nam được công nhận là “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới” và “Điểm đến Golf tốt nhất châu Á” trong 4 năm liên tiếp từ 2017- 2020. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của hạ tầng du lịch, hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp ra đời, hệ thống sân golf ở Việt Nam cũng được đầu tư lớn.

Ở nhiều vùng du lịch lớn, bên cạnh việc phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp, việc phát triển hệ thống sân golf cũng được quan tâm. Sân golf ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng cao, cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách.

Ông Phạm Thành Trí, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam (VTGA) thống kê: “Việt Nam đang có 75 sân golf 18 hố đang hoạt động. Năm 2019, Việt Nam đón 3 triệu khách chơi golf, trong đó 1,5 triệu khách quốc tế và 1,5 triệu khách nội địa, doanh thu khoảng 4.500 tỉ đồng. Quý I năm 2020 lượng khách và doanh thu chơi golf vẫn tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 4/2020 đến nay chưa thể thống kê được lượng khách chơi golf vì các sân đều phải qua nhiều lần đóng, mở do ảnh hưởng dịch.

Ông Phạm Thành Trí – Phó Chủ tịch thường trực VTGA

VTGA đã làm việc với Hiệp hội Du lịch, Tổng cục Du lịch, tham mưu cho các cơ quan Chính phủ, đề xuất việc giảm thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sân golf, kích cầu du lịch golf trong tình hình mới.

‘VTGA dự kiến từ tháng 3 này sẽ kích cầu du lịch golf ở tất cả các tỉnh có sân golf, nhất là những điểm đến có biển. Tổng cộng VTGA sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức khoảng 10 giải golf ở các tỉnh, thành trên cả nước năm trong năm 2021 để thúc đẩy trở lại loại hình du lịch cao cấp này. Kết thúc năm là giải Vietnam Golf Awards tổ chức tại Hà Nội. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu để đề xuất thực hiện phương án đón khách quốc tế chơi golf và cách ly. Hi vọng, với việc phòng, chống dịch tốt như hiện nay, du lịch golf ở Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển và phục hồi sớm”, ông Phạm Thành Trí, chia sẻ.

Hiệp hội golf Việt Nam đang bắt tay vào thực hiện chương trình kích cầu du lịch golf

Nâng cấp hạ tầng

“Thực tế, trong thời gian đại dịch, hệ thống phòng khách sạn cao cấp vẫn không ngừng được tung ra thị trường”. Tổng cục Du lịch Singapore cho biết khu vực châu Á – Thái Bình Dương đưa vào khai thác 3.800.000 phòng khách sạn, trong đó khu vực Đông Nam Á là 480.000 phòng, Trung Quốc có 639.840 phòng’, ông Nguyễn Hữu Thọ thông tin.

Điều này có nghĩa, dù trong đại dịch, ngành Du lịch các nước vẫn tìm được cơ hội để phát triển. Trong nước, riêng Novaland Group đang xây dựng dự án du lịch nghỉ dưỡng 1.000 ha ở Tuy Hoà (Phú Yên), sẽ cung cấp hơn 10.000 phòng khách sạn, nghỉ dưỡng; ở Hồ Tràm (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng sẽ có hơn 20.000 phòng khách sạn; Phan Thiết sẽ cung cấp hơn 20.000 phòng. Ngoài ra, các tập đoàn, nhà đầu tư Vin Group, FLC đang tiếp tục đầu tư vào các dự án nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC cho biết, ‘Ở Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, các chủ đầu tư trong nước vẫn cho thấy sự lạc quan cũng như tin tưởng vào tiềm năng phục hồi của thị trường khi các hoạt động xây dựng hoặc mở bán các dự án “Ngôi nhà thứ hai” vẫn được triển khai theo tiến độ.’’

“Ngoài các điểm du lịch chính như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… hay thời gian gần đây các điểm đến mới như Hồ Tràm (Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Thuận, Hòa Bình… cũng đang thu hút khá nhiều sự quan tâm từ thị trường,” ông Mauro Gasparotti cho hay.

Hai thị trấn Long Hải và Hồ Tràm (Bà Rịa-Vũng Tàu có 19 dự án thuộc phân khúc 4 và 5 sao đang hoạt động, cung cấp ra thị trường 2.700 phòng. Trong 3 năm tới, một lượng nguồn cung lớn dự kiến sẽ gia nhập thị trường với 9 dự án mới đang được triển khai xây dựng và 5 dự án đang được mở rộng, ước tính cung cấp khoảng 7.600 phòng.

Với việc là một trong những quốc gia phòng, chống dịch tốt hàng đầu thế giới, cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng vững mạnh, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển thành điểm đến nghỉ dưỡng quốc tế và cạnh tranh với các cường quốc về du lịch nổi tiếng khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Du lịch golf cũng được xác định là một đột phá trong phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam trong những năm tới. Hàng loạt các giải pháp được đặt ra như: Hoàn thiện hệ thống các sân golf chất lượng, đẳng cấp, tạo sự khác biệt dựa trên lợi thế về đặc điểm địa hình và các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa để hấp dẫn khách du lịch yêu thích chinh phục nhiều sân golf độc đáo, nhiều thách thức và trải nghiệm khác biệt.

Phát triển môn thể thao golf và du lịch golf thông qua các hoạt động như tổ chức các giải đấu golf cả chuyên nghiệp và nghiệp dư, các hội thảo, sự kiện golf, các khóa học golf với các huấn luyện viên đẳng cấp quốc tế, có uy tín và tầm ảnh hưởng. Định vị Việt Nam là điểm đến du lịch golf nổi bật của châu Á và của thế giới.

ĐL (theo Báo Văn Hóa/ NĐĐS)

Nguồn: https://nhandaovadoisong.vn/the-thao/nganh-du-lich-golf-truoc-co-hoi-phuc-hoi-som-28582

Đoàn Lê Quang

Recent Posts

Bùng nổ ưu đãi Tết tại Hilltop Valley – Khai Xuân Khai Lộc và Lịch Đóng/Mở cửa sân

Khi không khí Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đang tràn ngập khắp mọi nơi,…

2 ngày ago

Khám phá TaylorMade Fitting&Shopping Center: Trải nghiệm ngôn ngữ golf trọn vẹn

TaylorMade khai trương Fitting & Shopping Center tại Hà Nội vào ngày 18/01/2025 tại 221…

4 ngày ago

VGA hợp tác nhiều sự kiện hấp dẫn cùng TaylorMade

Hiệp Hội Golf Việt Nam (VGA) và Công ty CP Thăng Long TM Việt Nam…

4 ngày ago

Kỷ lục: VGA chính thức công bố 28 giải đấu trong năm 2025

Hiệp Hội Golf Việt Nam (VGA) hôm 14/1 đã tổ chức sự kiện công bố…

7 ngày ago

“Siêu trải nghiệm-Siêu combo outing, giải đấu” tại Hilltop Valley

Bạn đã sẵn sàng nâng tầm trải nghiệm đánh golf của mình chưa? Sân Golf…

2 tuần ago

Golf Pro và Novaworld Phan Thiết tổ chức thành công giải “VietNam Golf Countdown 2024”

Giải đấu Vietnam Golf Countdown 2024 đã khép lại thành công tốt đẹp tại sân…

3 tuần ago