Nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng của bất cứ ngành nghề kinh tế nào. Với ngành công nghiệp golf non trẻ của Việt Nam, vấn đề này đang là một thách thức. Nghề golf rộng hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Như suy nghĩ thông thường, nhân sự ngành golf không chỉ có các nghề như, thi đấu ở các giải golf chuyên nghiệp, huấn luyện viên golf, giám đốc golf, quản lý sân golf. Ngoài ra còn bao gồm những nghề: thiết kế, kiến trúc, xây dựng, chăm sóc cỏ, cung ứng thiết bị golf, kinh doanh golf, du lịch golf, dịch vụ trong ngành công nghiệp golf…
Theo Thạc sỹ Nguyễn Văn Bắc, Trưởng khoa Khoa học thể thao, đại học Tôn Đức Thắng: ‘Golf là một ngành học mới, đào tạo dựa trên một nhu cầu có thật của một xã hội đang phát triển và hội nhập quốc tế. Sinh viên theo học ngành này có năng lực chuyên môn rộng và chuyên sâu trong ngành công nghiệp golf. Đặc biệt là tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành và đam mê rất cao”.
Cùng với đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Tôn Đức Thắng cũng là một trong những trường Đại học đầu tiên đào tạo sinh viên chuyên ngành golf tại Việt Nam.
Bên cạnh việc đào tạo chuyên ngành, golf cũng đã trở thành một trong những môn giáo dục thể chất tự chọn tại một số trường đại học trên cả nước.
Đã có không ít người băn khoăn về việc chọn nghề trong lĩnh vực golf, đặc biệt là các bậc phụ huynh muốn định hướng cho con em từ khi còn nhỏ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Bởi nếu chọn sai nghề nghiệp, bạn sẽ phải gánh một hệ lụy khôn lường. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu (Tổng thư ký Hiệp hội Golf Việt Nam khóa I), những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề golf: Năng khiếu, đam mê, cần cù, môi trường, ý chí, sức khỏe, may mắn.
Trong đó, chỉ có theo đuổi môi trường thi đấu golf chuyên nghiệp khắc nghiệt, nhân tố năng khiếu mới được đặt lên hàng đầu. Còn lại, để chọn nghề nghiệp trong ngành công nghiệp golf, hầu như ai cũng có thể phù hợp, bởi nghề golf rộng hơn chúng ta nghĩ. Một số nghề chính, bao gồm:
.Golfer chuyên nghiệp, thi đấu tại các giải đấu chuyên nghiệp. Thông thường, người đó cần phải có handicap (điểm chấp) là 0, và có khả năng thường xuyên đạt được điểm âm. Số lượng những đối tượng này dao động trong khoảng 1-2%.
.Nhân sự lĩnh vực đào tạo giảng dạy golf, chỉ cần có điểm chấp ở mức ‘single handicap’. Số lượng người có thể đạt là khoảng 30%.
.Nhân sự quản lý golf, trọng tài golf, kinh doanh golf… Nói chung, đối tượng này chỉ cần biết chơi golf, nghĩa là 100%. Do đó, ai cũng có thể phù hợp.
Ngoài những công việc phổ biến trên, còn một số lĩnh vực giá trị khác mà người Việt còn đang đứng ngoài cuộc, bao gồm, nghề thiết kế sân golf, chế tạo các thiết bị, dụng cụ golf…
So với mốc thời gian 10 năm trước, đã có một sự chuyển dịch đáng kể của nguồn nhân lực trong ngành golf Việt, đặc biệt là đội ngũ nhân sự cấp cao. Thời điểm đó, những vị trí này ở các sân, đa số do chuyên gia nước ngoài đảm nhận.
Hiện nay, phần lớn các sân golf đang hoạt động tại Việt Nam là do người Việt đầu tư và điều hành, đảm nhiệm hầu hết các vị trí chủ chốt, bao gồm: quản lý sân, giám đốc golf, giám đốc bảo trì….Tại các sự kiện golf quy mô quốc gia, quốc tế hoặc những chương trình liên kết với các tổ chức quốc tế uy tín, người Việt Nam điều hành, chịu trách nhiệm về luật golf ở các giải đấu, trực tiếp giảng dạy, đào tạo…
Điểm nổi bật tiếp theo, là sự ra đời của hệ thống các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam, khẳng định một điều, nghề golf chuyên nghiệp hoàn toàn có tương lai. Nhân tố này sẽ thúc đẩy sự gia tăng và phát triển đội ngũ các golfer chuyên nghiệp, kéo theo các lĩnh vực liên quan phát triển, trong đó có đào tạo golf.
Một minh chứng điển hình cho sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp non trẻ này tại Việt Nam, chính là lĩnh vực đào tạo golf. Lĩnh vực này đang được dẫn dắt phần lớn bởi đội ngũ huấn luyện viên, thầy dạy golf người Việt thay vì các thầy ‘Tây’ như nhiều năm trước đây.
Các vận động viên golf chuyên nghiệp Việt Nam hiện nay, đa số lấy việc đào tạo làm công việc chính. Họ giảng dạy golf ở các sân golf, học viện golf, sân tập golf, tại các studio golf công nghệ…
Thời gian qua, ở một số địa phương đã xuất hiện những đơn vị đào tạo ngành nghề golf ở các cấp độ. Hiệp hội Golf Việt Nam, thậm chí cả một số đơn vị, bao gồm học viện 72+, SGA, Kanes Golf… đã đào tạo ra nhiều khóa huấn luyện viên golf. Nhân tố đó khiến đội ngũ huấn luyện viên (thầy) dạy golf không ngừng được mở rộng. Đội ngũ thầy dạy golf gia tăng sẽ là nhân tố thúc đẩy số lượng học viên golf phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu học golf đang ‘bùng nổ’ hiện nay.
Trước tình hình nhân sự ngành công nghiệp golf nói chung còn đang thiếu hụt, hiện tại đã có không ít đơn vị đã nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thực tế. Phần lớn họ có đủ cơ sở pháp lý trong việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề golf.
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng học viên được những đơn vị này xây dựng linh hoạt, từ ngắn đến dài hạn, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng cũng như đón đầu xu thế của thị trường trong tương lai…
Trong số các học viện golf tiên phong trong chương trình này, có thể nhắc đến Học viện Kanes Golf tại thành phố Vũng Tàu. Là học viện golf đầu tiên tại thành phố biển sở hữu một sân tập khang trang, qui mô 9 hố mini ngay tại trung tâm thành phố. Vừa qua, Kanes Golf đã được Sở Lao động-TBXH tỉnh cấp giấy chứng nhận đào tạo nghề Kỹ thuật viên golf, trình độ sơ cấp với qui mô tuyển sinh 50 học viên/năm. Đáng chú ý, với sự liên kết rộng rãi giữa Kanes và một số doanh nghiệp, học viên sẽ được ngân hàng hỗ trợ gói vay lãi suất thấp trong 24 tháng để trang trải chi phí tạo lập tương lai. Hơn thế nữa, học viên cũng sẽ được Kanes Golf tạo điều kiện học liên thông lên cao, cũng như hỗ trợ việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Với sự chọn lựa của các học viên, đặc biệt là các đối tượng học sinh, sinh viên. Họ sẽ được cấp chứng chỉ nghề golf sơ cấp, bằng trung cấp, cao đẳng ngành kỹ thuật viên golf, nâng cao kỹ năng hội nhập, khả năng tìm việc tốt nhất sau khi ra trường. Những chương trình này cũng phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản toàn diện của ngành Giáo dục-đào tạo nước nhà.
Bên cạnh đó, các đơn vị này còn góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai, đồng thời là cầu nối cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực golf đang ‘nở rộ’.
Với những chuyển biến tích cực trên, đây được coi là bước tiến tương đối nhanh của ngành công nghiệp golf tại Việt Nam. Chỉ trong vòng một thập niên, người Việt Nam đã từng bước thay thế các chuyên gia nước ngoài, tạo ra một dấu ấn đậm nét so với các lĩnh vực khác sau hơn 30 năm đất nước mở cửa nền kinh tế.
Ngành golf toàn cầu
. Doanh thu: Trên 300 tỉ USD/năm
. Nhân sự: 3,5 triệu người
. Số lượng sân golf: Trên 32 ngàn
. Số lượng golfer: 55 triệu tại hơn 100 quốc gia
. Nhân sự ngành golf: Trên 50 triệu
. Thị trường lớn nhất: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản
. Tình trạng thiếu tổng quản lý: 100 ngàn người
(Nguồn: KPMG Golf unit)
Duyên Ngô/ NĐĐS
Sự kiện Zone Golf ra mắt dòng gậy Srixon ZXi tại sân golf Tân Sơn…
Mùa giải giải thứ 4 Christmas Day đã chính thức khởi động cùng những điều…
Tiền Phong Golf Championship - Vì Tài năng trẻ Việt Nam mùa thứ 8 đã…
Sau 3 ngày tranh tài sôi động trên sân golf Vinpearl Hải Phòng, ngày 1/11…
Sân golf Hilltop Valley vừa 'tung' list chương trình mới siêu chất cho 2 tháng…
Hôm nay (30/10), hơn 100 vận động viên đã tham gia thi đấu trong ngày…