Chủ tịch VTGA, Nguyễn Văn Linh: ‘Nên coi golf là môn thể thao, cần nhận được ưu đãi’

Bên cạnh thuận lợi, du lịch golf còn gặp những thách thức, bởi nhiều người vẫn đang quan niệm golf là môn thời thượng, bị đánh thuế cao nên giá cao hơn so với các nước trong khu vực. Nên coi golf là môn thể thao và cần nhận được ưu đãi.

Đây là chia sẻ của của ông Nguyễn Văn Linh, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam (VTGA) trong toạ đàm “Du lịch golf – lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế”, được FLC Group tổ chức tại Quảng Ninh, ngày 23/11.

Tiềm năng cực lớn của du lịch golf

Golf đang cho thấy sức hút lớn. Đây là một môn thể thao nhưng kích thích nhiều ngành kinh tế khác phát triển, đặc biệt là du lịch. Giải pháp, dịch vụ, nâng cao chất lượng, hạ tầng tốt hơn… là những điều cần thực hiện để golf tour phát triển. Golfer là đối tượng khách có điều kiện kinh tế tốt nên họ sẽ quan tâm đến các sản phẩm chất lượng.

Ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch

Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trường TC Du lịch, năm 2019, du lịch golf đã góp phần vào thành công chung của du lịch Việt Nam. Ông đánh giá, sau dịch nhu cầu của khách du lịch chơi golf còn lớn hơn vì đây là sản phẩm hợp xu thế nhờ an toàn, tránh tập trung đông người, đặc biệt thu hút khách chi tiêu cao.

“Chúng ta đang có cơ hội tái cơ cấu, làm mới ngành du lịch thì du lịch golf là một phần rất hấp dẫn. Những năm qua, số lượng khách du lịch chơi golf đang tăng. Du lịch golf trong bối cảnh bình thường mới được đánh giá là loại hình mà Việt Nam cần khai thác mạnh”, ông Siêu nói thêm.

Du lịch nội địa rồi quốc tế sẽ mở lại trong nay mai, có lộ trình an toàn, chắc chắn. Ông Siêu tin chỉ một thời gian ngắn, mọi người sẽ tự tin hơn trong việc thực hiện các hoạt động du lịch.

Muốn mở cửa thị trường thu hút khách chơi golf quốc tế, Việt Nam cần giảm thuế và vai trò quyết định là của các công ty lữ hành. Bởi khâu kết nối của công ty lữ hành với hàng không, sân golf, các địa điểm đến, nhà hàng, khách sạn… rất quan trọng.

Cụ thể, trong số 200 khách quốc tế tới Phú Quốc ngày 20/11, có 30 người chơi golf. Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó tổng giám đốc thường trực hãng hàng không Bamboo Airways, cho biết Tập đoàn FLC đã ký kết để đưa hơn 3.000 golfer tới Hạ Long trong quý 1/2022, theo những chuyến bay thuê bao.

Những tiềm năng phát triển du lịch golf Việt Nam
. Vị trí địa lý thuận lợi.
. Tiềm năng về văn hóa, con người
. Sự đa dạng của nền ẩm thực.
. Tiềm năng về hạ tầng sân golf.

Thu hút du khách quốc tế như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Linh-Chủ tịch VTGA, khẳng định Việt Nam có nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch golf. Các yếu tố bao gồm: vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng về văn hóa, con người, sự đa dạng của nền ẩm thực, tiềm năng về hạ tầng sân golf.

Ông Nguyễn Văn Linh, Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam kỳ vọng sự phát triển của du lịch golf trong tương lai.

So với vài năm trước đây, các golfer ở Việt Nam đã gia tăng lớn về số lượng. Ông Linh đưa ví dụ năm 2015, tỉnh Bắc Giang mới chỉ có khoảng 20 golfer nhưng hiện nay đã là 200. Con số này cho thấy nhu cầu golf của người Việt ngày càng cao.

Hiện các công ty lữ hành chỉ quan tâm nhiều tới du lịch đơn thuần, chưa đi sâu vào du lịch golf dù sân golf là tổ hợp là vui chơi, giải trí, ăn uống… Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cũng hạn chế.

Hạ tầng sân golf đang là một trong những lợi thế của Việt Nam

Bên cạnh đó, các đơn vị lữ hành cũng chưa thực sự phối hợp với nhau, mà thường chỉ nghĩ tới cạnh tranh. Họ cũng chỉ mới hướng tới khách nội địa, chưa đi sâu và còn thiếu mảng khách quốc tế. Hiện Việt Nam chỉ có khoảng 1% tổng số khách du lịch nước ngoài đến để chơi golf, so với Thái Lan là 9%

Theo ông Linh, muốn mở cửa thị trường, thu hút khách chơi golf quốc tế, Việt Nam cần giảm thuế và vai trò quyết định là của các công ty lữ hành. Bởi khâu kết nối của công ty lữ hành với hàng không, sân golf, các địa điểm đến, nhà hàng, khách sạn… rất quan trọng.

Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam đang thí điểm chọn một số công ty lữ hành để làm công việc kết nối này. Tiếp theo, chúng ta cần phải có các giải golf với giải thưởng đủ hấp dẫn với các golfer.

Hiện nay, các công ty lữ hành chỉ quan tâm nhiều tới du lịch đơn thuần, chưa đi sâu vào du lịch golf dù sân golf là tổ hợp là vui chơi, giải trí, ăn uống… và nguồn nhân lực hiện cũng bị hạn chế. Các đơn vị lữ hành cũng chưa thực sự phối hợp với nhau, thay vì chỉ nghĩ tới cạnh tranh.

Ông Linh cho rằng du lịch golf nên hướng tới khách nội địa, chứ không chỉ khách nước ngoài. Đây là phân khúc cực kỳ lớn mà dễ dàng tiếp cận nhất.

Kế hoạch dự kiến của VTGA

  • Ký kết với các Hiệp hội golf Hàn Quốc, Nhật Bản và chọn các công ty lữ hành để phối hợp với họ đưa khách du lịch của các thị trường này vào Việt Nam.
  • Đẩy mạnh khách nội địa.
  • Tổ chức một số giải golf tại Việt Nam
  • Mời một số các golfer, KOLs của thế giới đến để nâng tầm thương hiệu

Một số giải pháp khác được doanh nghiệp, chuyên gia đề ra là liên kết các sân golf thay vì cạnh tranh, để tạo thành vành đai trải nghiệm cho du khách. Việt Nam cần tổ chức các giải đấu quy mô quốc tế, hội thảo, đào tạo golf để tiếp cận đa dạng khách nội địa và quốc tế.

QQ/ NĐĐS

Tin tức liên quan