Động thổ Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT – một dự án tối quan trọng ngay trong những ngày đầu năm mới 2022, An Phát Holdings (APH) cho thấy tham vọng dẫn đầu ngành nhựa phân hủy sinh học Việt Nam và Đông Nam Á.
Dự án 120 triệu USD với 3 điểm nhất
Ít người biết, để được rót vốn đầu tư lên đến 120 triệu USD, dự án này đã được APH dồn tâm huyết nghiên cứu trong thời gian dài, trong đó có nhiều quyết định được thay đổi vào những giây phút cuối cùng. Tất cả là nhằm tạo dựng nên một công trình mang tầm khu vực: độc nhất Đông Nam Á; có công nghệ hiện đại nhất với đội ngũ nhân sự chất lượng nhất.
Điều làm nên sự độc nhất của nhà máy này chính là yếu tố độc quyền về công thức sản xuất PBAT. APH là doanh nghiệp duy nhất Việt Nam hiện nay sở hữu bằng sáng chế công thức sản xuất PBAT – nguyên liệu có thể phân hủy hoàn toàn mà không lưu lại bất kỳ mảnh nhựa nhỏ nào.
Bên cạnh đó, Nhà máy PBAT của APH được thiết kế và chuyển giao công nghệ bởi Technip Zimmer (CHLB Đức) – nhà cung cấp công nghệ hàng đầu thế giới và cũng là một trong số ít các công ty nắm bản quyền công nghệ sản xuất PBAT. Đơn vị này cũng cam kết chỉ chuyển giao bản quyền công nghệ cho APH.
Đặc biệt, Nhà máy PBAT được thiết kế để có thể vận hành trung bình 8.400 giờ, tương đương 350 ngày/năm; “thời gian nghỉ” để bảo dưỡng và sửa chữa chỉ vỏn vẹn trung bình 15 ngày/năm. Nhà máy PBAT của APH được tối ưu hóa hiệu suất hoạt động ở mức cực đại, vượt qua cả nhà máy lọc hóa dầu thông thường hiện nay (8.000 giờ tương đương 333 ngày/năm).
Video: APH | NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẤT DẺO PHÂN HỦY SINH HỌC PBAT
Với mức độ tự động hóa cao nhất, Nhà máy PBAT này cần khoảng 200 nhân sự chất lượng cao để vận hành. Đội ngũ lao động này được đào tạo toàn thời gian trong ít nhất 3 tháng về kỹ thuật vận hành; nâng cao và thực hành thực tế tại nhà máy trong ít nhất 3 tháng tiếp theo; cuối cùng là tiếp nhận chuyển giao bởi chính nhà bản quyền công nghệ Technip Zimmer trước khi thực sự vận hành nhà máy. Đây là một quy trình đào tạo bắt buộc nghiêm ngặt mà không phải nhà máy nào cũng có.
Dự án được tính toán cẩn thận để trở thành ‘át chủ bài’ của APH
An Phát Holdings là Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á về nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường. Tập đoàn này đã ghi dấu với các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học mang thương hiệu AnEco. Nhưng để có thể sản xuất, An Phát Holdings phải nhập khẩu nguyên liệu thô trong đó chủ yếu là PBAT. Điều này khiến giá thành các sản phẩm AnEco (gồm túi, dao, thìa, dĩa, ống hút, cốc giấy, găng tay) khá cao và khó tiếp cận đến đại đa số người tiêu dùng.
Vì vậy, bài toán đưa ra là cần giải quyết vấn đề nguồn cung nguyên liệu nhựa sinh học phân huỷ. Đây sẽ là yếu tố cốt lõi quyết định đến việc chiếm lĩnh thị trường xanh và tăng trưởng bền vững của APH. Xuất phát từ điều này, APH đã quyết định xây dựng nhà máy sản xuất PBAT cho riêng mình.
Quan trọng hơn cả, khi nhà máy này đi vào hoạt động, APH sẽ hoàn thiện được hệ sinh thái tuần hoàn xanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn làm chủ và kiểm soát được mọi khâu của quy trình sản xuất để tối ưu hóa chi phí và hạn chế phụ thuộc vào đối tác. Và An Phát Holdings đang nhanh chân hơn nhiều đối thủ trong cuộc đua này.
Khi Nhà máy PBAT chính thức hoạt động, APH sẽ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công nguyên liệu và sản phẩm nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn.
Trong một cuộc phỏng vấn với CafeF trước đây, Phó Chủ tịch – CEO APH Đinh Xuân Cường khẳng định, xây dựng Nhà máy PBAT là cách để An Phát Holdings chiếm lĩnh vị thế độc tôn trong ngành nhựa sinh học phân hủy khu vực. Còn ông Nguyễn Lê Thăng Long – Phó Tổng Giám đốc APH, người trực tiếp điều hành dự án này cho biết, Nhà máy PBAT nằm trong chiến lược lội ngược dòng của APH, từ nhập khẩu nguyên liệu sang sản xuất nguyên liệu để bước dần về điểm đầu nguồn của quy trình sản xuất. Đó cũng chính là chiến lược phát triển của APH trong vòng 20 năm tới.
Những chia sẻ này phần nào giải thích lý do vì sao, APH quyết định tăng công suất nhà máy lên 30.000 tấn PBAT/năm thay vì 20.000 tấn/năm như dự định ban đầu. Tăng công suất 1,5 lần, An Phát Holdings thể hiện rất rõ ý định thống lĩnh thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu quốc tế.
Công suất 30.000 tấn/năm, về cơ bản, sẽ là bước khởi đầu bởi đây là con số khá khiêm tốn so với nhu cầu 400.000 tấn PBAT/năm của thế giới. Nhưng, với một quốc gia dần thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa truyền thống như Việt Nam thì đây lại là con số được tính toán cẩn thận.
Với bề dày kinh nghiệm và lợi thế dẫn đầu trong ngành nhựa cùng chiến lược được tính toán bài bản thì hoàn toàn có thể tin rằng, Nhà máy PBAT của APH trong vòng 5 năm tới sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn cho An Phát Holdings và thị trường nhựa phân hủy sinh học Việt Nam.
PP/ NĐĐS
Tin tức liên quan
- Zone Golf chính thức ra mắt Srixon ZXi – ‘Siêu phẩm’ đột phá, nâng tầm golf Việt
- ‘Thể thao số’ xuất hiện tại giải Vô địch đồng đội golf châu Á-Nomura Cup 2024
- Công nghệ lên ngôi ở giải Vô địch các CLB Golf Hà Nội Mở rộng
- Sgolf và sân golf Long Biên bắt tay nâng cao chất lượng dịch vụ golf tại Việt Nam
- Voice Caddie: Công nghệ tiên tiến nâng tầm giải CLB Dòng Họ 2024