Vinaconex và chiến lược giữ vững ‘thế chân kiềng’

Chiến lược ‘thế chân kiềng’ mà Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex đang vận hành đã tỏ rõ hướng đi đúng đắn.

Sau hơn 3 năm vận hành theo cơ cấu sở hữu mới, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (HOSE: VCG) đã chứng minh được hiệu quả của chiến lược phát triển thế chân kiềng, xoay quanh 3 trục chính xây dựng – đầu tư bất động sản – đầu tư tài chính.

Năm 2021, vượt qua nhiều thách thức từ đại dịch Covid-19, Vinaconex đã đạt kết quả sản xuất – kinh doanh khá tích cực. Theo báo cáo sau kiểm toán, Tổng doanh thu hợp nhất trên toàn hệ thống đạt 6.296 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 520 tỷ đồng. Năm 2022, Ban điều hành Tổng công ty đặt mục tiêu lãi sau thuế gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Nhà thầu Vinaconex và Liên danh nỗ lực thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), một trong những dự án trọng điểm của Thành phố

Xét trong bối cảnh các doanh nghiệp xây lắp, bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, lợi nhuận mà Vinaconex đạt được cho thấy nỗ lực không nhỏ của doanh nghiệp. Đặc biệt, báo cáo tài chính của Vinaconex cho thấy, doanh nghiệp tiếp tục tạo lập được nền tảng tài chính vững vàng cho giai đoạn phát triển mới.

Cụ thể, vào 31/12/2021, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của doanh nghiệp lên tới 6.684 tỷ đồng, tăng 88% so với đầu năm. Sau một năm tích cực đầu tư, mở rộng quỹ đất, tính đến cuối năm, tổng tài sản của Vinaconex đã đạt 31.194 tỷ đồng, tăng 59% so với đầu kỳ.

Sau hơn 3 năm vận hành theo cơ cấu sở hữu mới, Vinaconex đã chứng minh được hiệu quả của chiến lược phát triển xây dựng hệ sinh thái xoay quanh 3 trục chính xây dựng – đầu tư bất động sản – đầu tư tài chính.

Tiếp tục khẳng định vị thế tổng thầu xây lắp hàng đầu

Năm 2021, Tổng công ty tiếp tục khẳng định vị thế tổng thầu hàng đầu qua việc trúng thầu nhiều dự án lớn thuộc các lĩnh vực giao thông, xây dựng dân dụng, công nghiệp với tổng giá trị trúng thầu khoảng trên 10.000 tỷ đồng.

Vinaconex vinh dự là một trong các nhà thầu tham gia thi công dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Tiêu biểu là các gói thầu thuộc cảng hàng không quốc tế Long Thành; Dự án thủy điện Yaly mở rộng; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2;  dự án Cung thiếu nhi; dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng; Trước đó, Vinaconex và liên danh cũng được vinh dự đảm nhiệm thi công các gói thầu lớn thuộc Dự án Đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, với tổng giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng.

Các công trình thi công đều đảm bảo tiến độ, chất lượng được chủ đầu tư đánh giá cao, tiêu biểu như Gói thầu thi công cọc công trình nhà ga hành khách, thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đã được khởi công trong tháng 3/2022. Tại dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cây cầu dài nhất trên đoạn cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, với chiều dài hơn 1.646 m đã hoàn thành thi công các hạng mục ngoài sông để vượt lũ sông Chu theo đúng kế hoạch, hợp long nhịp chính vượt tiến độ 21 ngày vào T4/2022.

Đối với dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, dù địa chất lòng sông Hồng phức tạp, kết cấu công trình đòi hỏi độ an toàn và kỹ thuật cao, nhưng chỉ sau 8 tháng thi công, Vinaconex và liên danh đã hoàn thành “thần tốc” công việc khó khăn nhất tại dự án, đó là thi công an toàn, đạt chất lượng toàn bộ cọc khoan nhồi đường kính 2m, sâu hơn 50m, bất chấp tác động của các đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội.

Năm 2021, Vinaconex cũng đã hoàn thành và bàn giao các hạng mục cho chủ đầu tư nước ngoài, tiêu biểu như Dự án Mikazuki Spa& Hotel Resort, Đà Nẵng; Dự án Hóa dầu Long Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu, những dự án đòi hỏi vô vùng khắt khe về kỹ – mỹ thuật. Việc dồn nguồn lực cho các dự án đầu tư công và dự án vốn FDI đã góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua được những thời khắc khó khăn nhất của đại dịch Covid-19.

Vinaconex và Liên danh đã hợp long nhịp chính Cầu Núi Đọ vượt tiến độ 21 ngày, đây là cây cầu dài nhất cao tốc đoạn Mai Sơn – QL 45

Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, Vinaconex đã tiến thêm bước mới khi trở thành chủ đầu tư dự án hạ tầng. Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh, một trong chuỗi 4 dự án động lực tăng trưởng dài hạn của Quảng Ninh đã được khởi công trong năm 2021. Vinaconex góp 40% vốn đầu tư giai đoạn 1, đồng thời cũng là tổng thầu dự án trọng điểm này.

Cát Bà – Amatina và tầm nhìn phát triển dự án bất động sản quy mô lớn

Chỉ bán sản phẩm đã hình thành, không huy động vốn sớm, Khát vọng đầu tư và xây dựng các thành phố kiểu mẫu như thành phố điện ảnh Cannes của Pháp, hay thành phố nghỉ dưỡng Địa Trung Hải như Venice.

Đó là tầm nhìn khác biệt của Vinaconex trong chiến lược phát triển các dự án bất động sản quy mô lớn như dự án Cát Bà – Amatina, Hải Phòng. Cộng với lợi thế vừa là tổng thầu xây lắp,vừa là đơn vị trực tiếp thi công, Vinaconex đặt mục tiêu sẽ trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu trong thời gian tới.

Dự án Cát Bà – Amatina do Vinaconex đầu tư xây dựng được kỳ vọng là Khu đô thị nghỉ dưỡng hiện đại, đồng bộ của cả nước

Cát Bà – Amatina là một trong những dự án trọng điểm của Vinaconex đang trong giai đoạn tăng tốc triển khai. Dự án này có quy mô 172 ha, tổng mức đầu tư khoảng gần 11.000 tỷ đồng. Với ý tưởng quy hoạch độc đáo, Dự án đã giành giải thưởng đặc biệt tại Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ II, đánh dấu sự khởi đầu cho chuỗi các dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp mang thương hiệu Vinaconex trong tương lai.

Cát Bà – Amatina được kỳ vọng sẽ trở thành một khu đô thị nghỉ dưỡng xanh, thông minh và đẳng cấp hàng đầu tại Việt Nam và khu vực; một điểm đến mới lạ nằm trong chuỗi du lịch liên hoàn hấp dẫn bậc nhất tại khu vực kinh tế sôi động châu Á.

Đầu năm 2022, Vinaconex đã hoàn thành việc mua thêm cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Vinaconex – ITC, chủ đầu tư dự án Cát Bà – Amatina (UPCOM: VCR) lên 51%. Điều này mang lại nhiều lợi thế cho Tổng công ty và Vinaconex – ITC.

Hiện tại, dự án đang được Vinaconex đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, các công trình tiện ích và triển khai đồng bộ các hạng mục với sản lượng đầu tư trong năm 2022 dự kiến đạt khoảng 2,000 tỷ đồng.

Dự án Cát Bà – Amatina

Một dự án tiêu biểu khác là Tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond 93 Láng Hạ (Hà Nội) đang hoàn thiện và chuẩn bị mở bán, hứa hẹn đem lại không gian sống tiện nghi đẳng cấp cho cư dân thủ đô.

Bên cạnh việc triển khai công tác nghiên cứu lập quy hoạch và phát triển một số dự án tại các tỉnh như: Dự án khu đô thị sinh thái tâm linh Biển Hồ, Phú Yên (338 ha); dự án làng đô thị xanh Lai Nghi tại Quảng Nam (460ha); dự án khu đô thị Đồi Chè tại Cao Xanh, Quảng Ninh với quy mô gần 50 ha…, Tổng công ty tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh tìm kiếm, phát triển một số dự án tại khu vực xung quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hiện sở hữu quỹ đất lên tới gần 2.000 ha tại nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, mục tiêu phát triển quỹ đất dự án trên 5.000 ha vào năm 2025, Vinaconex đang trên đường biến tham vọng trở thành nhà phát triển bất động sản hàng đầu thành hiện thực.

Lĩnh vực đầu tư tài chính cũng hoạt động vô cùng hiệu quả khi đem lại những khoản lợi nhuận cao và bền vững cho Vinaconex trong một số ngành như năng lượng, nước sạch, giáo dục…Các khoản đầu tư này cũng liên tục được tái cơ cấu tùy theo mỗi giai đoạn phát triển của Vinaconex. Đây chính là thế chân kiềng thứ 3, giúp Tổng công ty bổ sung nguồn lực cho xây dựng và bất động sản.

Năm 2022, Đại hội cổ đông Vinaconex đã thông qua kế hoạch SX – KD với mức tăng trưởng lớn gần gấp 3 lần so với thực hiện năm 2021, phấn đấu doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt hơn 15.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.400 tỷ đồng, đạt lần lượt 243% và 269% so với thực hiện 2021. Đáng chú ý, Tổng công ty sẽ chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 28%, tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay (trong đó 18% bằng tiền mặt, 10% bằng cổ phiếu.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 có nhiều tín hiệu khởi sắc đem đến kỳ vọng phục hồi, phát triển và bứt phá mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp đã tạo lập được nền tảng bền vững và tích lũy nguồn lực lớn như Vinaconex. Đặc biệt, gói chính sách và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2022-2023 sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản.

VV/NĐĐS

Tin tức liên quan