Chơi golf có làm cho con người sống lâu hơn không?

Lợi ích từ bất cứ môn thể thao nào cũng đều tốt cho người chơi, và golf cũng vậy, luôn đem lại cho người chơi những giá trị mà có lẽ không gì đánh đổi được. Bài viết của của golfer-nhà báo Phan Thế Hải sẽ làm rõ quan điểm này.

Những nhân vật điển hình

Golfer Phan Thế Hải kể, trong một lần tác giả ra sân golf, chơi cùng nhóm với Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hiến – ông sinh năm 1944, nguyên là Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam-VGA)

Dù độ tuổi của cả hai chênh nhau tới hơn 10 tuổi, tuy nhiên handicap (trình độ chơi) của hai golfer không chênh lệch là bao. Đáng chú ý là golfer Nguyễn Ngọc Hiến vẫn chơi ở tee xanh (dành cho golfer trung niên trở xuống) với handicap là 25. Ông bảo, nếu chơi ở tee trắng (điểm phát bóng giành cho golfer trên 60), handicap của ông chỉ 20.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (ảnh: Báo Đầu tư)

Ngạc nhiên là, ở Việt Nam trường hợp như ông Nguyễn Ngọc Hiến không hiếm gặp.

Một số golfer cao niên có thể kể đến như ông Lê Văn Kiểm (1946, chủ sân golf Long Thành) ông Nguyễn Văn An (1937, nguyên Chủ tịch Quốc Hội) ông Vũ Khoan (1937, nguyên Phó Thủ tướng). Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng hai ông vẫn ra sân đều đặn.

Ông Lê Văn Kiểm (trái)

Một câu hỏi đặt ra là: Chơi golf có làm cho con người sống lâu hơn không?

Ông Hiến nói từ kinh nghiệm của chính mình: “Có lẽ đó là sự thật! Handicap càng thấp, tuổi thọ càng cao”.

Nhìn từ góc độ khoa học

Các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đã thực hiện các cuộc điều tra và về những người chơi golf vào năm 2008. Họ đã thực hiện khảo sát hơn 600 nghìn người trong tổng số 9 triệu dân của Thụy Điển là thành viên của Liên đoàn golf Thụy Điển.

Điều khiến các nhà nghiên cứu hài lòng là chính phủ Thụy Điển đã lưu giữ dữ liệu tử vong của toàn bộ dân số Thụy Điển trong nhiều thập niên. Họ đã so sánh hai phần dữ liệu này để nghiên cứu và tìm ra mối quan hệ giữa việc chơi golf và tuổi thọ.

Báo cáo nghiên cứu này cho thấy trong cùng độ tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tử vong của những người chơi golf thấp hơn 40% so với những người không chơi golf, và họ có tuổi thọ cao hơn bình thường khoảng 5 năm.

Kết quả nghiên cứu không có gì đáng ngạc nhiên.

Giáo sư Anders Albu từ Viện Y học Môi trường thuộc Viện Karolinska, Thụy Điển, người đứng đầu cuộc nghiên cứu là một người đam mê chơi golf, năm nay 66 tuổi.

Ông tin rằng chơi golf có nhiều yếu tố có lợi cho sức khỏe con người. Trong đó, đi bộ trong vài giờ một cách thường xuyên đóng một vai trò rất quan trọng. Ở Thụy Điển, hầu hết người dân đều thích đi bộ và họ thường không lái xe ôtô.

Có người đã thống kê thế này: Nếu tính theo cách đi bộ thì chơi một vòng golf mất khoảng 5 tiếng. Người chơi golf đang tiêu hao calo trong các hoạt động ngoài trời.
Đối với mỗi vòng 18 lỗ, số calo tiêu thụ mỗi giờ là 306 cho trường hợp người chơi ‘tự phục vụ’. Còn nếu bạn chơi có caddie phục vụ thì bạn sẽ tiêu thụ 292 calo mỗi giờ.

Giáo sư Anders Albu kết luận: “Phần lớn tỷ lệ tử vong thấp của những người chơi golf so với những người khác đến từ việc đi bộ nhiều giúp giảm các bệnh tim mạch như béo phì, cao huyết áp, bệnh cholesterol và tiểu đường.”

Chơi golf không chỉ làm cho con người sống lâu hơn, mà những người chơi golf càng nhiều, sức khỏe của họ càng tốt. Do đó, không quá ngạc nhiên khi những người chơi có handicap thấp sống lâu hơn.

Chơi golf càng giỏi càng sống thọ

Trong báo cáo nghiên cứu này, nếu so sánh tỷ lệ tử vong của tất cả những người đam mê chơi golf thì những người chơi có handicap thấp có tỷ lệ tử vong thấp nhất và những người chơi có handicap cao có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Cố golfer Huỳnh Văn Đơ (1942-2019), ông được coi là cây đại thụ của làng golf Việt. Sinh thời ông chơi golf thường xuyên khi đã ngoài 70 tuổi, single handicap

Vâng đúng vậy! Nếu nghiên cứu mối tương quan của handicap được bao gồm, tuổi thọ của những người chơi có handicap thấp được kéo dài đáng kể.

Người chơi có handicap thấp đồng nghĩa với kỹ năng cao. Về lý thuyết, họ chơi nhiều hơn, “giờ bay” lâu hơn, tập thể dục nhiều hơn và sống lâu hơn. Giáo sư Albu nói: “Chúng tôi diễn giải và kết luận rất cẩn thận. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là một xu hướng rất rõ ràng”.

Tuy nhiên, nghiên cứu không thể loại trừ sự đóng góp của các yếu tố khác trong dân số chơi golf vào tỷ lệ tử vong thấp, chẳng hạn như người chơi golf có lối sống lành mạnh hơn.

George Wayan, nhà nghiên cứu tâm thần học và tuổi thọ tại Đại học Harvard, cho biết: “Không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy chơi golf có liên quan đến tuổi thọ. Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, mọi người có xu hướng tập thể dục ít hơn khiến bệnh tật có cơ hội xuất hiện.

Hoàng đế Arnold Palmer

Chúng tôi không thể phủ nhận điều đó. Môn thể thao Golf tự nó có ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe thể chất. Gần đây là “Golf chuyên nghiệp có tuổi thọ cao-huyền thoại golf thế giới Arnold Palmer (1929- 2016) ông ra đi ở tuổi đã 87 tuổi.

> Huyền thoại Arnold Palmer: người truyền cảm hứng vĩ đại

Tuy chỉ có thể coi là “em út” so với một golfer trăm tuổi, nhưng Palmer là một người có tuổi thọ vượt trội so với bất kỳ vận động viên chuyên nghiệp nào khác.

Phan Thế Hải

Tin tức liên quan