Một đặc điểm dễ thấy, những người đi du lịch vì sức khỏe hay vì chơi golf, trước nhất họ phải thấy được điểm đến mà họ lựa chọn phải tích cực quảng bá được “tài sản sức khỏe” một cách rõ ràng, sinh động, không nên chung chung.
Du khách chơi golf có xu hướng chi tiêu cao hơn so với các đối tượng khác và thu về nguồn lợi nhuận ngoại tệ khổng lồ cho các quốc gia dựa vào du lịch. Bất chấp diễn biến tồi tệ từ đại dịch Covid-19, số lượng sân golf và người chơi golf tại Việt Nam vẫn tăng trưởng đều đặn. Ngay cả lĩnh vực bất động sản, hàng không và lưu trú nghỉ dưỡng cũng bị lôi kéo vào ngành du lịch golf sinh lợi hấp dẫn này.
Câu hỏi đặt ra, Việt Nam đã sẵn sàng đón khách đến điểm đến golf tốt nhất thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 còn kéo dài?
Xu thế nhu cầu “đi vì sức khoẻ” lên ngôi
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, ngành du lịch toàn cầu gánh chịu thiệt hại hơn 2,4 nghìn tỷ USD do tác động cộng gộp từ đại dịch Covid-19, tình trạng nóng lên toàn cầu và những bất ổn chính trị ở cấp độ khu vực.
Lượng khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỷ lượt, tương đương giảm 73% so với năm 2020. Các khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất là châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Phi.
Tuy nhiên, những xu hướng mới nổi trong ngành du lịch cũng xuất hiện để thích ứng và phù hợp với thị hiếu du khách trong tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến bất thường.
Dễ nhận thấy nhất là sự lên ngôi của xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe.
Thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe đã tăng từ 563 tỷ USD năm 2015 lên đến 639 tỷ USD vào năm 2017, dự báo sẽ còn tăng trưởng nhanh đến năm 2022 đạt 919 tỷ USD bất chấp tác động từ đại dịch Covid-19.
Tại thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, ghi nhận sự gia tăng đột biến lịch đặt tour thiên về nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Thậm chí, du khách còn mong muốn được tham gia các khóa ngồi thiền, tập yoga, dưỡng sinh hay tắm khoáng nóng… để phục hồi, tái tạo cả thể chất và tái tạo tinh thần tại vùng nông thôn yên tĩnh, núi cao hoặc hòn đảo, bãi biển chưa được nhiều người biết đến.
Trái lại, giới khách du lịch siêu giàu và trung lưu châu Á – Thái Bình Dương lại chuộng du lịch chăm sóc sức khỏe tại các khu du lịch, resort cao cấp, biệt lập hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đánh golf là trải nghiệm đi kèm không thể thiếu. Theo trang Tourism Review News, có khoảng 5 – 10% người du lịch khắp thế giới với mục đích duy nhất là chơi golf.
Du lịch golf Việt Nam đã sẵn sàng?
Nằm trong xu hướng du lịch chăm sóc sức khoẻ, chơi golf từ lâu được xem là trải nghiệm cao cấp, thậm chí xa xỉ trong kỳ nghỉ của nhiều người. Du lịch golf là thị trường ngách thuộc phân khúc cao cấp, mang lại doanh thu cao, thúc đẩy đa dạng trải nghiệm tại các điểm đến và tạo nên nhiều cơ hội việc làm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại Việt Nam, golf dần trở thành môn thể thao và trải nghiệm du lịch phổ biến với giới thương gia và thượng lưu.
Giai đoạn 2019-2020, số lượng golfer được thống kê vào khoảng 26 nghìn người. Đến năm 2021, con số này tăng lên 51 nghìn golfer. Theo Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam (VTGA) và Hiệp hội Golf Việt Nam (VGA): Từ năm 2018 đến nay, người chơi golf chỉ chiếm khoảng 0,8% trên tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam, con số này khá khiêm tốn so với Thái Lan là 9%. Phần lớn du khách golf đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á khác. Chỉ tính riêng thị trường Hàn Quốc hiện có khoảng 8 triệu golfer.
Nhiều chuyên gia dự đoán rằng du lịch golf sẽ trở thành ngành kinh doanh tỷ đô và thu hút gấp 3 lần lượng khách đến trải nghiệm vào năm 2022 sau khi Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế.
Hiện có gần 100 sân golf đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, 32 sân đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế dọc đường biển, liền kề các khu nghỉ dưỡng sang trọng. Mặc dù ảnh hưởng liên tục bởi Covid-19, nhiều sân golf mới vẫn được khai trương tại điểm đến Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Bình Thuận… BRG group, FLC Biscom, Vingroup có hàng loạt sân tại Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hội An, Bình Định, Phú Quốc… cùng với quần thể quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp.
Thậm chí trong thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu học, tập, nghiên cứu của giới yêu golf vẫn diễn ra sôi động, thậm chí còn ‘nở rộ’ hơn trước. Một loạt các dịch vụ thức thời nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng này nhanh chóng tạo ‘hot trend. Nổi bật trong số này là Học viện Kanes Golf – đơn vị tiên phong trong đào tạo trực tuyến (golf lập trình) đã thu hút hàng nghìn người Việt Nam và nước ngoài theo học cả trước, trong và sau thời gian giãn cách. Phương pháp đào tạo ‘Golf lập trình’ ở cả hai hình thức: trực tiếp và trực tuyến của Kanes Golf có thể được coi là ‘Hiện tượng của năm’ bởi tính hiệu quả – thực dụng – đơn giản – chi phí thấp. Ngoài Kanes Golf, hai sản phẩm được cộng đồng golf đánh giá cao bao gồm ứng dụng: Dr.Swing của Hoang Nguyen&Co và Planet Golf của Every Golf. Nếu như Dr.Swing – một ‘siêu ứng dụng, siêu tiết kiệm’ dành cho golfer Việt thì Planet Golf là một cầu nối HLV và học viên golf. Cả hai đều có đặc điểm chung bao gồm kho tư liệu, các video, mẹo golf được đầu tư chất lượng bài bản về nội dung và hình thức…
> Kanes Golf với những đóng góp hướng đến phát triển Du lịch golf tại Việt Nam
> ‘Siêu ứng dụng, siêu tiết kiệm’ Dr.Swing+ dành cho golfer Việt
> Các Huấn luyện viên, học viên nói gì về Golf Lập trình?
> Planetgolf và sứ mệnh ‘bắc nhịp cầu nối’ HLV-Golfer
> KGA đưa thương hiệu ‘Golf Lập trình’ ra quốc tế
Cũng trong năm nay, Việt Nam tiếp tục được vinh danh là “Điểm đến golf tốt nhất thế giới” do Tổ chức World Golf Awards (WGA) trao tặng.
Đây là lần thứ 2 Việt Nam đạt danh hiệu này, sau lần đầu tiên vào năm 2019. Trước đó, Việt Nam 5 năm liên tiếp nhận danh hiệu điểm đến golf tốt nhất châu Á. Hồi tháng 3/2019, tạp chí Forbes nhận định rằng “Việt Nam phát triển golf nhanh bậc nhất thế giới”.
Khoảng cuối năm 2020, đài truyền hình CNBC phát sóng video khoảng 30s cảnh huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman trải nghiệm tại sân golf có hố golf đẹp nhất Việt Nam ở Hạ Long.
Một vài điểm đến như Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Quốc,… cũng đang hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến của các golfer trong nước và quốc tế với nhiều golftour có trải nghiệm đa dạng, an toàn và đẳng cấp.
Cơ hội mười mưoi
Từ góc độ những người làm trong ngành du lịch đã nhìn thấy xu hướng du lịch golf và có bước chuẩn bị nhằm thích ứng giai đoạn “Bình thường mới”.
Vấn đề còn lại là sự phối hợp, kết nối giữa các bên để có thể khai thác được dòng khách này một cách hiệu quả nhất.
Thêm nữa, những người đi du lịch vì sức khỏe hay vì chơi golf, trước nhất họ phải thấy được điểm đến mà mình lựa chọn phải tích cực quảng bá được “tài sản sức khỏe” một cách rõ ràng, sinh động, không nên chung chung. Nếu không nắm bắt tốt cơ hội, câu chuyện tuột mất dòng khách chơi golf về các thị trường láng giềng là điều hiển nhiên.
Theo Brandsvietnam
Tin tức liên quan
- Săn Bình Minh, Hoàng Hôn Đẹp tựa Mơ tại HillTop Valley Golf Club
- Thông tin giải đấu “Stone Valley-Four Home Christmas Tournament 2024”
- Sân golf Hilltop Valley – Điểm đến lý tưởng của các du khách quốc tế
- Gần 1000 học sinh và thầy cô giáo ‘flashmob’ golf swing
- Giải Golf Di sản-Ninh Bình 2024: Tâm điểm mới hứa hẹn bùng nổ du lịch golf