Olympic Tokyo 2020: Thế Vận hội đặc biệt nhất lịch sử

Olympic Tokyo 2020 đã chính thức khai màn hôm 23/7/2021 sau một năm bị hoãn do đại dịch Covid-19. Đây cũng là một trong những kỳ Thế vận hội tốn kém nhất lịch sử.

Trước ngày khai mạc Olympic Tokyo 2020, có đến 80% người Nhật được hỏi mong muốn huỷ Olympic và thời điểm thấp nhất cũng 60%. Các cuộc thăm dò này thực hiện sau tháng 7/2020, vài tháng sau khi IOC và Chính phủ Nhật tuyên bố dời lại 1 năm.

Ảnh: TTXVN

Olympic là một sự kiện thể thao, cũng giống như World Cup, quốc gia nào cũng muốn tổ chức.

Nhưng không phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận của dân chúng.

Trước khi đại dịch Covid xuất hiện, các sự phản đối thường tập trung ở những vấn đề: kinh phí tổ chức, tham nhũng trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, vận hành, và sự lãng phí của cơ sở vật chất sau khi đại hội kết thúc.

>Xem Lịch thi đấu và kết quả Olympic Tokyo 2020

Ví dụ như Brazil với Olympic Rio 2016, nó hội tụ cả 3 vấn đề này. Nhưng Rio 2016 vẫn diễn ra. Và nó là một kỳ đại hội có cả những điều đáng nhớ lẫn đáng quên.

Photos: AFP

Nếu đã tham nhũng lãng phí, dù không tổ chức Olympic, Brazil cũng vẫn phải đối diện với vấn nạn đó.

Tổ chức Olympic hay không đều không phải là giải pháp để giải quyết khủng hoảng.
Sự kiện này luôn là cơ hội lý tưởng để các quốc gia tận dụng sự kiện này với tư cách chủ nhà để thúc đẩy các lĩnh vực khác nhau, từ truyền thông văn hoá xã hội tới kinh tế…

Tất nhiên là mỗi quốc gia mỗi giải pháp và theo đó là kinh phí bỏ ra. Nước Úc chủ nhà năm 2032 dự kiến chi ra 5 tỷ USD. Brazil năm 2016 là 13,7 tỉ. Nhật khoảng 20 tỉ (nhưng sau 1 năm bị hoãn đã lên tới 28 tỷ USD).

Riêng Trung Quốc năm 2008 theo số liệu của Statista công bố là 6,8 tỷ. Thế nhưng một số nguồn tin cho rằng, nếu tính tổng chi phí, bao gồm các hạng mục có liên quan, số tiền có thể lên tới 50 tỷ USD.

Los Angeles năm 1984 đã thay đổi toàn bộ lịch sử Olympic, vì đây là thành phố đầu tiên kiếm được tiền từ hoạt động thể thao này. Đây là năm đầu tiên kể từ 1932, Olympic mang lại lợi nhuận tức thời cho thành phố chủ nhà. Theo ước tính, Olympic 1984 đã đóng góp cho Los Angeles 3,3 tỷ USD vào nền kinh tế sau khi sự kiện này kết thúc. Từ đó trở đi, việc làm ăn kiếm lời từ Olympic được gọi chung bằng cụm “hiệu ứng Los Angeles”.

Olympic cũng như xây nhà vậy, làm là chỉ có tốn thêm chứ không thể dôi ra được. Bắc Kinh sở dĩ đắt, có thể là tham nhũng, nhưng chắc chắn bởi họ xây mới hoàn toàn các cơ sở vật chất, và muốn phô trương.

Người Nhật phản đối không phải vì tài chính và tham nhũng, mà cho rằng sự đe doạ của cuộc khủng hoảng Covid sẽ lớn hơn, áp lực với nền y tế Nhật sẽ nặng nề hơn. Đó là sự phản đối chính đáng, nhưng chúng ta sẽ chỉ biết về kết quả hay hậu quả của Olympics từ sau ngày 8/8 tới (ngày bế mạc Olympic).

Khoảng 100 ca covid từ các đoàn thể thao tham dự tới Nhật cho tới hôm nay đang lùi dần lại trước các câu chuyện tranh tài của VĐV, của lễ khai mạc diễn ra theo đúng phong cách thâm trầm của người Nhật, và chắc chắn sẽ lùi hẳn lại trước các kỷ lục và những giới hạn của con người đc chinh phục.

Truyền thông phương Tây mấy ngày nay vẫn đang đẩy lên vấn đề Nhật và IOC nên hoãn Olympic: kêu gọi việc vẫn tổ chức là độc đoán.

Nhưng cũng chính truyền thông thế giới vừa thấy Euro và Copa America diễn ra và kết thúc với những thành quả mỹ mãn: Argentina vô địch, cả Nam Mỹ và chủ nhà Brazil yên ổn.

Trong khi đó tại Eurro, Italy lên ngôi vô địch, cả nước Anh đổ ra đường sống trong lễ hội và hơn 6 vạn khán giả vào sân Wembley xem chung kết.

Và nước Anh đang chứng kiến các con số bệnh nhân covid giảm xuống liên tục.


Những điều thú vị về Olympic Tokyo 2020

.Olympic đầu tiên bị hoãn lại

Do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, Olympic Tokyo đã bị hoãn lại 1 năm so với kế hoạch tổ chức ban đầu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, thế vận hội đã bị hoãn và lên lịch lại song vẫn giữ tên Olympic Tokyo 2020 cho mục đích tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, Tokyo cũng là thành phố đầu tiên tổ chức 2 kỳ Olympic, lần đầu vào năm 1964.

>Lần thứ 2 trong lịch sử Olympic Tokyo bị hoãn

. Olympic không khán giả

Thông báo này được đưa ra sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố ở thủ đô Tokyo với số lượng người mắc COVID-19 gia tăng. Đây là kỳ Olympic đầu tiên diễn ra mà không có khán giả tới cổ vũ ở các điểm thi đấu.

. Lễ khai mạc kéo dài

Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra từ 20-23 giờ 30 ngày 23/7, kéo dài hơn 30 phút so với kế hoạch ban đầu, nhằm tạo điều kiện cho các vận động viên thực hiện giãn cách. Lễ bế mạc Olympic Tokyo vào ngày 8/8 sẽ diễn ra từ 20-22 giờ 30 (giờ địa phương), rút ngắn 30 phút so với kế hoạch ban đầu.

. Olympic có nhiều môn thi đấu nhất

Với sự góp mặt của 4 môn mới Trượt ván (Skateboarding), Lướt sóng (Surfing), Leo núi thể thao (Sport Climbing) và Karate trong chương trình thi đấu, Olympic Tokyo là kỳ thế vận hội đầu tiên có số lượng môn thi lớn nhất nhất từ trước tới nay với 33 môn với 339 nội dung. Ngoài ra, cũng xuất hiện 15 nội dung thi đấu mới ở các môn đã có từ trước.

. 206 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự

Trong đó, đoàn thể thao Bắc Macedonia lần đầu tiên tham dự. Các vận động viên của Nga được tham dự giải đấu, nhưng không được sử dụng tên nước, quốc kỳ hoặc quốc ca Nga và phải thể hiện mình là “Vận động viên trung lập” hoặc “Đội thể thao trung lập. Lần đầu tiên kể từ năm 1988, đoàn CHDCND Triều Tiên vắng mặt.

. 11.058 vận động viên tham gia tranh tài

Trong số này, đoàn thể thao có nhiều vận động viên nhất là Mỹ với 630 người, xếp trên chủ nhà Nhật Bản (552 VĐV). Tiếp theo, lần lượt là Australia (469), Đức (425), Trung Quốc (414), Pháp (397), Italy (384), Canada (382), Anh (376).

Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là đội có nhiều vận động viên nhất (42), tiếp theo là Malaysia (30), Indonesia (28), Singapore (22), Philippines (19) và Việt Nam (18).

. Diễn ra tại 41 điểm thi đấu

Chính quyền Tokyo đã dành 400 tỷ yen (hơn 3,67 tỷ USD) để trang trải các chi phí quảng bá, xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng. Ngoài sân vận động quốc gia mới, có sức chứa hơn 6 vạn người với chi phí xây dựng khoảng 1,4 tỷ USD, một số điểm thi đấu từng diễn ra các cuộc thi đấu tại Olympic 1964 đã được cải tạo để tổ chức thế vận hội lần này.

. Huy chương Olympic được sản xuất từ các thiết bị điện tử tái chế

Theo thống kê, 5.000 huy chương đã được làm từ 78.985 tấn đồ điện tử tái chế, bao gồm máy tính xách tay, máy ảnh và khoảng 6 triệu điện thoại di động của người dân Nhật Bản hiến tặng./.

Theo NB Phạm Tuấn Đạt và TTXVN

Tin tức liên quan